Chúng tôi sử dụng dịch vụ HI BAY ngay từ những ngày đầu start-up chỉ với vài nhân viên. Qua 4 năm phát triển, chúng tôi đã được các bạn HI BAY hỗ trợ rất nhiều về mảng kế toán, thuế để chúng tôi tập trung kinh doanh. Cảm ơn HI BAY.
» Dịch vụ » QUY TRÌNH THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
QUY TRÌNH THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Địa điểm kinh doanh là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngoài trụ sở chính. Mỗi địa điểm kinh doanh sẽ được cấp một Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh riêng bên cạnh Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp và Giấy chứng nhận hoạt động của các địa điểm kinh doanh khác.
1. Điều kiện để thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp:
– Doanh nghiệp đó phải có giấy phép đăng ký kinh doanh được cấp theo quy định của pháp luật;
– Tên của địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu;
– Tên của địa điểm kinh doanh phải gồm tên của công ty và kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”;
– Địa điểm kinh doanh phải có địa chỉ trụ sở và trụ sở đó phải tuân theo quy định của pháp luật;
– Ngành, nghề của địa điểm kinh doanh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Quy trình thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp:
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Hồ sơ để thành lập địa điểm kinh doanh có phần đơn giản hơn so với thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện, hồ sơ chỉ gồm:
– Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-7 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT) (Thông báo được ký bởi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp);
– Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
– Hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở cho địa điểm kinh doanh;
– Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh và công bố thông tin của địa điểm kinh doanh đó.
3. Những điều nên biết khi thành lập địa điểm kinh doanh:
– Nếu như Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh/thành phố nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh, thì Nghị định số 108/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều tại nghị định số 78/2015/NĐ-CP) quy định Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh ở cùng phường, quận, tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở chính của công ty;
– Địa điểm kinh doanh hoàn toàn được quyền phát sinh các hoạt động kinh doanh;
– Do có quyền phát sinh hoạt động kinh doanh nên bắt buộc địa điểm kinh doanh phải nộp lệ phí môn bài với mức 1.000.000 đồng/năm.
Trên đây là thủ tục và quy trình thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được HI BAY tổng hợp. Quý khách cần hỗ trợ thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh vui lòng liên hệ Hotline 0902 97 37 67 để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí!
Hãy điền đầy đủ thông tin, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ chúng tôi!
Chúng tôi sử dụng dịch vụ HI BAY ngay từ những ngày đầu start-up chỉ với vài nhân viên. Qua 4 năm phát triển, chúng tôi đã được các bạn HI BAY hỗ trợ rất nhiều về mảng kế toán, thuế để chúng tôi tập trung kinh doanh. Cảm ơn HI BAY.
Tôi rất khắt khe việc lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ, nhưng ở HIBAY tôi rất hài lòng về dịch vụ ở đây. Rất chuyên nghiệp. Tôi đánh giá cao đội ngũ HI BAY
HI BAY mang đến sự chuyên nghiệp trong từng chi tiết công việc. Chúng tôi rất hài lòng khi sử dụng dịch vụ kế toán và pháp lý tại đây.