Chúng tôi sử dụng dịch vụ HI BAY ngay từ những ngày đầu start-up chỉ với vài nhân viên. Qua 4 năm phát triển, chúng tôi đã được các bạn HI BAY hỗ trợ rất nhiều về mảng kế toán, thuế để chúng tôi tập trung kinh doanh. Cảm ơn HI BAY.
» Dịch vụ » GIẢI THỂ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN VIỆC GIẢI THỂ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I. GIẢI THỂ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, nó không được tự thực hiện các công việc kinh doanh mà chỉ có nhiệm vụ đại diện dưới sự uỷ quyền cho lợi ích của công ty và bảo vệ những lợi ích đó.
Dù văn phòng đại diện chỉ được thực hiện các chức năng như giao dịch và tiếp thị, không thể tự thực hiện các công việc kinh doanh nhưng khi doanh nghiệp nhận thấy văn phòng đại diện đó không cần thiết hay không còn hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế và đóng mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý để có thể giải thể văn phòng đại diện.
Tuy nhiên, so với việc thành lập thì việc giải thể văn phòng đại diện sẽ rất khó khăn nếu doanh nghiệp chưa từng thực hiện thủ tục này. Dưới đây là các bước hướng dẫn về quy trình giải thể văn phòng đại viện của công ty do phòng pháp lý HI BAY thực hiện:
Hồ sơ, thủ tục và quy trình giải thể văn phòng đại diện
Để chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện, doanh nghiệp cần thực hiện theo quy trình các bước sau:
Bước 1: Đóng mã số thuế tại cơ quan thuế
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cơ quan thuế quản lý của văn phòng đại diện để được xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế và đóng mã số thuế.
Hồ sơ gồm:
– Mẫu 24/ĐK-TCT: Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế Ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của văn phòng đại diện và công ty chủ quản;
– Quyết định của chủ sở hữu (đối với công ty TNHH một thành viên); Quyết định của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên); Quyết định của Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần);
– Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên ( đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên); Bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần).
Lưu ý: Thành phần hồ sơ giải thể văn phòng đại diện của công ty cần chuẩn bị có thể khác nhau tùy từng chi cục thuế quản lý.
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan thuế sẽ kiểm tra sổ sách, tình hình nộp các tờ khai của văn phòng đại diện để tiến hành đóng mã số thuế của văn phòng đại diện công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của công ty
Sau khi nhận được thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vị thuế của cơ quan thuế quản lý, doanh nghiệp tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở cho văn phòng đại diện.
Hồ sơ gồm:
– Thông báo việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện (Phụ lục II-20 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
– Quyết định của chủ sở hữu (đối với công ty TNHH một thành viên); Quyết định của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên); Quyết định của Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần);
– Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên ( đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên); Bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần).
Sau khi đã hoàn thành thủ tục giải thể văn phòng đại diện của công ty, tình trạng “Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại” sẽ được cập nhật tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
II. GIẢI THỂ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
Địa điểm kinh doanh là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngoài trụ sở chính.
Quy trình, hồ sơ và thủ tục giải thể địa điểm kinh doanh đơn giản và nhanh chóng hơn thủ tục giải thể chi nhánh và văn phòng đại diện rất nhiều. Vì địa điểm kinh doanh không có mã số thuế nên khi muốn giải thể địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện một bước là nộp hồ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở cho địa điểm kinh doanh.
Hồ sơ gồm:
– Thông báo việc chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-20 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
Trong nội dung thông báo phải ghi rõ thông tin của công ty chủ quản, địa điểm kinh doanh và thông tin của chi nhánh chủ quản (nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh). Thông báo được ký bởi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu chi nhánh ký, đóng dấu.
Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của hồ sơ chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh, tình trạng “Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại” sẽ được cập nhật tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Quỳnh Như – Phòng pháp lý
Chúng tôi sử dụng dịch vụ HI BAY ngay từ những ngày đầu start-up chỉ với vài nhân viên. Qua 4 năm phát triển, chúng tôi đã được các bạn HI BAY hỗ trợ rất nhiều về mảng kế toán, thuế để chúng tôi tập trung kinh doanh. Cảm ơn HI BAY.
Tôi rất khắt khe việc lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ, nhưng ở HIBAY tôi rất hài lòng về dịch vụ ở đây. Rất chuyên nghiệp. Tôi đánh giá cao đội ngũ HI BAY
HI BAY mang đến sự chuyên nghiệp trong từng chi tiết công việc. Chúng tôi rất hài lòng khi sử dụng dịch vụ kế toán và pháp lý tại đây.