Chúng tôi sử dụng dịch vụ HI BAY ngay từ những ngày đầu start-up chỉ với vài nhân viên. Qua 4 năm phát triển, chúng tôi đã được các bạn HI BAY hỗ trợ rất nhiều về mảng kế toán, thuế để chúng tôi tập trung kinh doanh. Cảm ơn HI BAY.
» Dịch vụ » THÀNH LẬP CHI NHÁNH DOANH NGHIỆP
THÀNH LẬP CHI NHÁNH
I. Khái niệm về chi nhánh của doanh nghiệp
– Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp đó. Chi nhánh doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân như một đơn vị độc lập và chỉ được hoạt động các ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký.
– Thủ tục thành lập chi nhánh do doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đăng ký trụ sở cho chi nhánh, nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh khác tỉnh hoặc cùng tỉnh với công ty mẹ.
II. Điều kiện để thành lập chi nhánh của doanh nghiệp
1. Điều kiện doanh nghiệp sở hữu chi nhánh
Để thành lập được chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp, đầu tiên doanh nghiệp đó phải có giấy phép đăng ký kinh doanh được cấp theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện về tên của chi nhánh:
– Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp và kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh;
Ví dụ: Tên công ty: Công ty TNHH HI BAY thì tên chi nhánh bắt buộc là “Chi nhánh công ty TNHH HI BAY ……”
– Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh cũng có thể đăng ký tên viết tắt và tên bằng tiếng nước ngoài;
3. Điều kiện về trụ sở chính của chi nhánh:
– Trụ sở của chi nhánh phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, địa chỉ chi nhánh được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố / tổ / xóm /ấp / thôn, xã / phường / thị trấn, quận / huyện / thị xã / thành phố thuộc tỉnh, tỉnh / thành phố; số điện thoại, fax và thư điện tử (nếu có);
– Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính;
– Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh ở trong nước và ngoài nước;
– Không được đăng ký trụ sở của Chi nhánh tại Nhà tập thể hoặc Chung cư theo quy định tại Luật Nhà ở và các văn bản pháp luật khác hướng dẫn thi hành.
4. Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh
Ngành, nghề kinh doanh mà chi nhánh đăng ký phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp và chỉ được đăng ký những ngành nghề mà doanh nghiệp đang có.
5. Điều kiện về người đứng đầu của chi nhánh
Người đứng đầu chi nhánh của công ty là một cá nhân, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; Có thể là người khác hoặc thành viên của công ty.
III. Các hình thức hạch toán chi nhánh
Có 02 (hai) hình thức hạch toán chi nhánh của công ty là hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc.
1. Điểm chung của cả 2 hình thức hạch toán chi nhánh:
Ngoài những đặc điểm chung về khái niệm chi nhánh đã được kiệt kê ở phần I, 2 hình thức hạch toán chi nhánh còn có các điểm chung sau:
– Đều không có tư cách pháp nhân;
– Có quyền phát sinh hoạt động kinh doanh và được xuất hóa đơn giá trị gia tăng độc lập với doanh nghiệp;
– Mức lệ phí môn bài chi nhánh phải đóng là 1.000.000 đồng/năm;
– Hoạt động dưới sự ủy quyền và phân công của công ty.
2. Sự khác nhau của cả 2 hình thức hạch toán chi nhánh
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
– Toàn bộ số liệu, chứng từ doanh thu và các chi phí được chuyển về công ty để hạch toán chung;
– Công ty tổng hợp, thống kê và nộp thuế chung cho cả chi nhánh và công ty;
– Số liệu của chi nhánh một phần số liệu trong sổ sách của công ty;
– Đơn vị kế toán của công ty bao gồm bộ phận kế toán của các chi nhánh phụ thuộc.
Chi nhánh hạch toán độc lập:
– Chi nhánh tự xác định chi phí và thu nhập tính thuế;
– Hạch toán đầy đủ sổ sách, báo cáo tài chính,…như một công ty độc lập;
– Chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế TNDN từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Nghĩa vụ thuế của chi nhánh hạch toán độc lập không bao gồm hiệu quả kinh doanh của công ty và những chi nhánh khác trong cùng công ty;
– Bộ phận kế toán hay phòng kế toán của chi nhánh hạch toán độc lập là một đơn vị kế toán riêng theo Luật kế toán.
IV. Hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh
1. Hồ sơ thành lập chi nhánh
Để thành lập chi nhánh của công ty, cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau:
– Thông báo thành lập chi nhánh (Phụ lục II-7 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
– Quyết định của chủ sở hữu (đối với công ty TNHH một thành viên); Quyết định của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên); Quyết định của Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần);
– Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên ( đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên); Bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần);
– Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của người đứng đầu chi nhánh.
2. Thủ tục thành lập chi nhánh
Thủ tục thành lập chi nhánh của công ty được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh.
– Thành phần hồ sơ Hi Bay đã nêu ở mục IV.1;
– Thông báo được ký bởi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
– Quyết định được ký bởi Chủ sở hữu (đối với công ty TNHH một thành viên); Chủ tịch hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên); Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần).
– Biên bản họp được ký bởi Chủ tịch hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên); Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần) và thư ký cuộc họp.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh.
– Hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở cho chi nhánh;
– Sau khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp phải trả lệ phí công bố thông tin tại đó;
– Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập chi nhánh hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh và công bố thông tin của chi nhánh.
Bước 4: Những việc cần làm sau khi thành lập chi nhánh
– Khắc dấu chi nhánh: Tùy vào nhu cầu hoạt động của công ty mà quyết định việc chi nhánh có được sử dụng con dấu hay không;
– Nộp tờ khai và lệ phí môn bài:
+ Mức lệ phí môn bài của chi nhánh: 1.000.000 đồng/năm
+ Nếu chi nhánh được thành lập trước ngày 01/07 thì nộp lệ phí 1.000.000 đồng; Nếu thành lập từ ngày 01/07 trở đi thì nộp lệ phí 500.000 đồng cho năm đầu thành lập.
– Chi nhánh kê khai và nộp lệ phí môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;
– Treo biển hiệu tại trụ sở chi nhánh: Nội dung của biển hiệu bao gồm:
+ Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
+ Tên đầy đủ bằng tiếng Việt, địa chỉ trụ sở chính theo giấy chứng đăng ký hoạt động của chi nhánh.
– Đăng ký chữ ký số (USB Token) để thực hiện khai báo và nộp thuế điện tử
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có trụ sở cùng tỉnh với doanh nghiệp thì tùy vào nhu cầu hoạt động mà quyết định có nên đăng ký USB Token cho chi nhánh hay không, vì việc khai báo và nộp thuế cho chi nhánh sẽ do doanh nghiệp thực hiện.
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có trụ sở khác tỉnh hoặc chi nhánh hạch toán độc lập thì phải đăng ký USB Token kể thực hiện khai báo và nộp thuế điện tử
Trên đây là quy trình, thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp mà HI BAY tổng hợp. Quý khách cần hỗ trợ thủ tục thành lập chi nhánh vui lòng liên hệ hotline 0902 97 37 67 để được tư vấn miễn phí.
Quỳnh Như – phòng Pháp lý
Hãy điền đầy đủ thông tin, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ chúng tôi!
Chúng tôi sử dụng dịch vụ HI BAY ngay từ những ngày đầu start-up chỉ với vài nhân viên. Qua 4 năm phát triển, chúng tôi đã được các bạn HI BAY hỗ trợ rất nhiều về mảng kế toán, thuế để chúng tôi tập trung kinh doanh. Cảm ơn HI BAY.
Tôi rất khắt khe việc lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ, nhưng ở HIBAY tôi rất hài lòng về dịch vụ ở đây. Rất chuyên nghiệp. Tôi đánh giá cao đội ngũ HI BAY
HI BAY mang đến sự chuyên nghiệp trong từng chi tiết công việc. Chúng tôi rất hài lòng khi sử dụng dịch vụ kế toán và pháp lý tại đây.