Chúng tôi sử dụng dịch vụ HI BAY ngay từ những ngày đầu start-up chỉ với vài nhân viên. Qua 4 năm phát triển, chúng tôi đã được các bạn HI BAY hỗ trợ rất nhiều về mảng kế toán, thuế để chúng tôi tập trung kinh doanh. Cảm ơn HI BAY.
» Dịch vụ » THỦ TỤC TẠM NGỪNG KINH DOANH
THỦ TỤC TẠM NGỪNG KINH DOANH NĂM 2021
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có quyền làm thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian nhất định. Lý do của việc tạm ngừng kinh doanh này có thể là: khó khăn về tài chính, sắp xếp lại bộ máy nhân sự công ty, hoặc do thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng tới doanh thu…Ví dụ như trong đại dịch Covid 19 vừa qua, rất nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nhà hàng, du lịch buộc phải tạm ngừng kinh doanh không có nguồn thu.
Vậy doanh nghiệp cần phải làm gì để đăng ký tạm ngừng kinh doanh? Bài viết dưới đây Kế toán HI BAY xin tóm tắt thủ tục, quy trình và những việc liên quan để bạn dễ hình dung:
1. Quy trình đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Tại Khoản 1 Điều 206 của Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
“Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.”
Như vậy: Trước ngày bắt đầu tạm ngừng kinh doanh ít nhất 03 ngày làm việc, doanh nghiệp phải lập đầy đủ hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh theo quy định và nộp tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố mà doanh nghiệp đặt trụ sở.
Ví dụ: Công ty A có trụ sở chính tại TP.HCM muốn đăng ký tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01/10/2021. Thì chậm nhất ngày 27/09/2021 doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ thủ tục tạm ngừng kinh doanh và nộp tại sở Kế hoạch – Đầu tư TP.HCM.
2. Thời hạn đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Tại Khoản 1 Điều 66 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có quy định về thời hạn tạm ngừng kinh doanh, cụ thể như sau:
“ …Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.”
Như vậy: Doanh nghiệp có quyền đăng ký số ngày tạm ngừng kinh doanh tùy ý cho mỗi lần thông báo nhưng không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo mà doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải làm thủ tục thông báo tạm ngừng lần 2 đến cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày hết thời hạn tạm ngừng lần 1. Và không giới hạn số lần đăng ký tiếp tục tạm ngừng sau khi hết thời hạn đã thông báo.
Ví dụ: Công ty A muốn đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong 02 năm, từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/09/2023, doanh nghiệp thực hiện thủ tục theo quy trình sau:
Lần 1: Chậm nhất ngày ngày 27/09/2021, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/09/2022.
Lần 2: Chậm nhất ngày 27/09/2022, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 30/09/2023.
3. Thủ tục đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh bao gồm:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh. (Phụ lục II-19 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
– Quyết định của chủ sở hữu (đối với công ty TNHH một thành viên); Quyết định của Hội đồng thành viên ( đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên); Quyết định của Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần)
– Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên ( đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên); Bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần)
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ nộp tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố mà doanh nghiệp đặt trụ sở.
4. Những việc cần làm sau khi tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Tại điểm a Khoản 2 Điều 4 của Nghị Định số 126/2020/NĐ-CP có quy định: “Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm”.
Như vậy:
– Nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trọn tháng, quý, năm thì không phải nộp báo cáo thuế trong thời gian tạm ngừng
– Nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không trọn tháng, quý, năm thì phải nộp báo cáo thuế trong thời gian tạm ngừng
Ví dụ: Công ty A đăng ký tạm ngừng kinh doanh từ ngày 10/01/2021 đến hết ngày 09/01/2022 thì công ty phải nộp báo cáo thuế tháng 01/2021 hoặc quý 01/2021 và quyết toán thuế cho cả năm 2021.
Khoản 2 Điều 1 của Nghị đinh số 22/2020/NĐ-CP (Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 4 của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP) có quy định: “Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điêu kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh”.
Như vậy:
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh trước ngày 30/01 (tức chậm nhất ngày 29/01) sẽ được miễn lệ phí môn bài có năm tạm ngừng đó nếu chưa nộp lệ phí. Nếu doanh nghiệp đã nộp lệ phí môn bài cho năm đó rồi thì sẽ không được hoàn lại.
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh từ sau ngày 30/01 trở đi sẽ phải nộp lệ phí môn bài cho cả năm tạm ngừng đó.
5. Đăng ký tiếp tục kinh doanh trước khi kết thúc tạm ngừng
Trong thời gian tạm ngừng, nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành việc sắp xếp bộ máy doanh nghiệp, giải quyết xong các vấn đề tài chính, công việc riêng,… trước dự kiến. Để có thể quay trở lại hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng đã thông báo.
Hồ sơ gồm có: Thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo (Phụ lục II-19 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
Trên đây là quy trình, thủ tục và một vài điều cần lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh mà phòng pháp lý HI BAY đã tổng hợp. Quý khách có nhu cầu cần hỗ trợ thủ tục tạm ngừng kinh doanh vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí!
Quỳnh Như – phòng Pháp lý HI BAY
Hotline: 0902 973 767
Chúng tôi sử dụng dịch vụ HI BAY ngay từ những ngày đầu start-up chỉ với vài nhân viên. Qua 4 năm phát triển, chúng tôi đã được các bạn HI BAY hỗ trợ rất nhiều về mảng kế toán, thuế để chúng tôi tập trung kinh doanh. Cảm ơn HI BAY.
Tôi rất khắt khe việc lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ, nhưng ở HIBAY tôi rất hài lòng về dịch vụ ở đây. Rất chuyên nghiệp. Tôi đánh giá cao đội ngũ HI BAY
HI BAY mang đến sự chuyên nghiệp trong từng chi tiết công việc. Chúng tôi rất hài lòng khi sử dụng dịch vụ kế toán và pháp lý tại đây.
Nguyễn Tuấn
Đánh giáBài viết rất chi tiết.
Cảm ơn